Lúa cỏ lúa ma lúa lộn lúa cơi bà con nên xử lí như thế nào?

Lúa ma lấn át lúa thường. Dân khốn đốn bỏ hoang đồng ruộng vì lúa ma.
Nhiều năm nay, người dân trồng lúa nhiều tỉnh thành đang rất hoang mang, lo lắng trước thực trạng LÚA MA LẤN ÁT LÚA THƯỜNG xuất hiện ngày một nhiều khiến năng suất lúa của Bà con ngày một suy giảm…

“Lúa ma” (giới khoa học gọi là lúa hoang, nông dân VN gọi là lúa trời, lúa lộn, lúa 2 tầng, lúa cỏ) là loại dịch hại đặc biệt nghiêm trọng, vậy chúng gây ra những mối nguy hại gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé…

Đặc điểm của lúa ma

– Lúa ma (lúa cỏ) có thời gian sinh trưởng ngắn, trỗ sớm, hạt dễ rụng, sức nảy mầm cao. Khi xuất hiện, lúa cỏ sinh trưởng khỏe lấn át lúa thường và không chịu ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ.

– Hạt lúa có râu dài, hoặc không có râu, hạt có dạng thon dài hoặc bầu dục màu vàng và vàng sẫm, có dạng hạt mỏ tím, tỷ lệ lép cao, đặc biệt là rất dễ rụng hạt.

– Hạt lúa cỏ sống rất lâu, khi rụng xuống bì vùi trong đất, bị ngâm nước nhưng vẫn duy trì sức sống mãnh liệt và có thể nảy mầm trong vài năm.

Vì sao có lúa ma?

Thứ nhất, thường sử dụng lúa thương phẩm sẽ làm giống lúa bị thoái hóa, phân ly, và tính di truyền cao khiến các dấu hiệu của lúa ma xuất hiện gọi là lại giống

Thứ hai, hạt giống đã bị lẫn một số giống lúa cỏ ma

Thứ ba, sử dụng giống lúa đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau

Thứ tư, do phát tán theo nguồn nước, chim, hoặc máy móc như máy gặt, máy cày, gây truyền nhiễm từ ruộng này sang ruộng khác…

Hiểm họa lúa ma có đáng quan tâm…?

Giảm năng suất cây trồng do hạt lúa bị lép, thân yếu, kém chất lượng

Làm ảnh hưởng tới các giống lúa chất lượng

Liên đới cho vụ sau do tồn dư khó xử lí

Giảm đề kháng cây lúa do cạnh tranh về nước, ánh sáng, tạo điều kiện phát triển nấm bệnh…

Hiến kế diệt lúa ma như sau:

– Sử dụng giống lúa đủ tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế việc tự để giống qua các vụ

– Khử lẫn: Tỉa bỏ bằng tay và cắt bông khi mới trổ hạt. Khi tiêu hủy lúa cỏ cần triệt để, không vứt lên bờ hoặc kênh mương, tạo điều kiện cho lúa tiếp tục sinh trưởng và phát tán.

– Sau mỗi vụ thu hoạch cần khoanh vùng bị nhiễm, vệ sinh đồng ruộng và kênh mương.

– Tiến hành đưa nước tạo ẩm trên ruộng để nhử hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại nảy mầm, sau đó tiến hành cày lật và ngâm dầm, làm đất kỹ…

– Nên luân canh và chuyển đổi sang trồng nhiều cây rau màu như: ngô, lạc, đậu, rau màu,.. từ 2 – 3 vụ liên tiếp.

Bài viết trên hi vọng sẽ giúp Bà con có phương án xử lí kịp thời để khắc phục những nguy hại mà lúa ma gây ra đồng thời giúp cải thiện năng suất, ổn định kinh tế./.

– Picom mang đến các giải pháp nông nghiệp hữu ích-

———————-

Sản phẩm của: CÔNG TY TNHH PICOM VIỆT NAM

🏠Địa chỉ: 490A, Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

💌Email: info@picomvn.com

📞 Hotline: 0919.970.916- 0912.949.319

🌐Website: https://picomvn.com

📣 Zalo OA: Picom Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *