Bọ xít hôi bùng phát mạnh mẽ vậy đâu là giải pháp cấp bách?

Bọ xít hôi bùng phát mạnh mẽ
Nguy hại tiềm ẩn từ bọ xít hôi trên lúa
Dịch đang bùng phát nhiều nơi trên diện rộng
Hiện nay, bọ xít hôi không chỉ xuất hiện và gây hại trên lúa tại nhiều nơi thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên mà còn lan rộng đến một số địa phương của tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh… Điều này vô cùng nguy hại trong bối cảnh trồng lúa toàn vùng ĐBSCL

1. Đặc tính của Bọ xít hôi?

Bọ xít hôi ( Leptocorisa varicornis ) hay còn được gọi là bọ xít dài.
Bọ xít trưởng thành: có màu xanh hơi vàng, pha màu nâu. Con cái thân dài khoảng 15-16mm, con đực nhỏ và ngắn hơn con cái. Phía mặt bụng có màu xanh bạc. Đặc biệt là phần xít hôi phát triển phía sau cơ thể, tạo ra mùi hôi đặc trưng của loài này. Chúng thường hoạt động mạnh vào buổi sáng, lúc trời râm mát, con trưởng thành cái thường đẻ trứng ở mặt trên, mặt dưới và bẹ… của lá lúa, nhưng chủ yếu vẫn là mặt trên của lá lúa.
Bọ xít non (ấu trùng): Có màu vàng lục, thân dài từ vài mm đến khoảng 15mm (tùy theo tuổi), không có cánh hoặc mới có mầm cánh ngắn. Sau khi nở bọ xít non tập trung xung quanh ổ trứng, sau vài tiếng đồng hồ chúng phân tán lên bông, lá lúa để gây hại.
Trứng có hình bầu dục, có vết lõm ở giữa, mới đẻ có màu trắng đục, sau chuyển dần màu nâu.

2. Khả năng gây hại

Cả con trưởng thành và con non đều gây hại cho cây lúa bằng cách chích hút dịch của hạt lúa non ở giai đoạn ngẫm sữa đến chắc xanh, làm cho hạt lép lửng và rất dễ bể khi xay.
Hiện tại ở Đồng bằng song Cửu Long, do thời tiết phù hợp (nóng ẩm, mưa nhiều), gieo sạ không tập trung nên khiến bọ xít hôi di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác để tìm thức ăn. Đặc biệt những ruộng trỗ muộn so với các ruộng khác trong cánh đồng thường bị hại nặng.

3. Biện pháp phòng tránh

Đối với cây lúa, bọ xít hôi được xếp vào nhóm thứ phát (không quan trọng) bởi vòng đời cây lúa kéo dài 3 tháng nhưng loài này chỉ tấn công khoảng 15 ngày (giai đoạn ngậm sữa). Hiểu được đặc tính của loài côn trùng này, nông dân không nên quá hoang mang dưới đây là một số giải pháp thiết yếu:
+ Bà con cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch cỏ dại ký chủ phụ của bọ xít
+ Tập trung cấy đúng thời vụ trên từng vùng rộng lớn để có kế hoạch theo dõi, tổ chức phòng trừ
+ Có thể dùng biện pháp đốt đuốc để bẫy bọ xít trưởng thành ra khỏi ruộng, sử dụng các bó lá xoan ngâm nước giải khoảng một ngày, cố định lên các cọc bố trí quanh ruộng để thu hút bọ xít tập trung lại và tiêu diệt
+ Nên thường xuyên thăm đồng để nhanh chóng phát hiện ra bệnh và kịp thời xử lý.
+ Ngoài việc gieo sạ đồng loạt thì bà con cần trang bị các nhóm thuốc kết hợp (Xông hơi + Tiếp xúc) để phòng trừ bọ xít hôi gây hại:
  • Alpha Cypermethrin
  • Cypermethrin
  • Flonicamid
  • Diafenthiuron
  • Permethrin
  • Profenofos
  • Thiamethoxam
  • Dimethoate
  • Fenobucard
  • Nitenpyram
  • Pymetrozine
  • Lambda-cyhalothrin
+ Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát và áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng (Đúng thuốc – Đúng lúc – Đúng liều lượng, nồng độ và Đúng cách)
Bài viết trên đây sẽ giúp Nhà nông hiểu rõ hơn về thuộc tính của bọ xít nhằm có giải pháp kịp thời giảm thiểu thiệt hại mùa vụ.
– Picom mang đến các giải pháp nông nghiệp hữu ích.
———————-
Sản phẩm của: CÔNG TY TNHH PICOM VIỆT NAM
🏠Địa chỉ: 490A, Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
💌Email: info@picomvn.com
📞 Hotline: 0919.970.916- 0912.949.319
🌐Website: https://picomvn.com
📣 Zalo OA: Picom Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *